Đoàn thể công cộng địa phương Chính_phủ_Nhật_Bản

Đơn vị hành chính Nhật Bản

Đoàn thể công cộng địa phương (地方公共団体) thuộc kiểu đơn nhất, quyền hành địa phương chủ yếu phụ thuộc chính quyền trung ương về mặt hành chính lẫn tài chính và[82] thành lập theo luật ủy quyền. Theo Hiến pháp, mọi vấn đề về chính quyền tự trị địa phương được do luật định, cụ thể Luật tự trị địa phương.[83][84]

Tỉnh tổng vụ can thiệp trực tiếp vào chính quyền địa phương như các tỉnh khác, chủ yếu về mặt tài chính bởi nhiều việc hành chính địa phương cần kinh phí do tỉnh trung ương cung cấp, gọi là "tự trị 30%".[82]

Hậu quả của tình hình này là mức độ tiêu chuẩn hóa tổ chức và chính sách cao ở các khu vực khác nhau, cho phép duy trì tính độc đáo của huyện, thành phố hay thị trấn. Vài huyện tập thể hơn như TokyoKyoto đã thử nghiệm các chính sách trong lĩnh vực như phúc lợi xã hội mà chính phủ trung ương sau này ứng dụng.[82]

Chính quyền địa phương

Nhật Bản chia thành 47 đơn vị hành chính, là một đô (Tokyo), hai phủ (KyotoOsaka), 43 huyện và một đạo (Hokkaido). Thành phố lớn chia thành phường, phường thành thị trấn hoặc khu, hay tiểu khu và quận.

Thành phố là đơn vị tự trị độc lập, quản lý độc lập với đơn vị bao quanh lớn hơn. Để đạt được địa vị thành phố, đơn vị phải có ít nhất 500,000 người dân, 60% làm việc trong ngành đô thị. Có thị trấn tự quản ngoài thành phố và khu của quận đô thị, tương tự như thành phố có thị trưởng và hội đồng. Làng là đơn vị tự quản nhỏ nhất ở khu vực nông thôn, thường gồm một số ấp có vài ngàn người kết nối với nhau bằng mạng lưới do chính quyền làng đặt ra. Làng cũng có thị trưởng và hội đồng bầu lên có nhiệm kỳ bốn năm.[85][86]

Cơ cấu

Mỗi đơn vị có trưởng hành chính, gọi là tri sự (知事, chiji) ở huyện và thôn trưởng thị đinh (市町村長, shichōsonchō) ở thành phố. Hầu hết đơn vị đều có nghị hội (議会, gikai), tuy nhiên thị trấn và làng có thể chọn công dân trực tiếp quản trị trong tổng hội (総会, sōkai). Hành chính lẫn nghị hội bầu phổ thông mỗi bốn năm.[87][88][89]

Chính quyền địa phương theo mô hình phân quyền biến đổi mà trung ương dùng, nghị hội có thể biểu quyết bất tín nhiệm, hành chính phải hoặc giải tán nghị hội trong mười ngày tiếp theo hay mất chức, nhưng sau cuộc bầu cử tiếp theo thì hành chính vẫn tại chức, trừ phi nghị hội mới biểu quyết bất tín nhiệm lần nữa.[84]

Công cụ làm luật địa phương chính là điều lệ (条例, jōrei) và quy tắc (規則, kisoku). Điều lệ, như luật quốc gia, do nghị hội thông qua và có thể áp đặt hình phạt nhất định vì phạm luật (đến 2 năm tù và/hoặc tiền phạt 1 triệu yen). Quy tắc, tương tự như chính lệnh, do hành chính làm đơn phương và bị điều lệ xung đột thay thế, chỉ có thể áp đặt tiền phạt 50,000 yen.[85]

Chính quyền địa phương thường có nhiều ủy ban như hội đồng trường học, ủy ban công an (đảm nhiệm giám sát cảnh sát), ủy ban nhân sự, ủy ban bầu cử và ủy ban thẩm kế,[90] hoặc bầu trực tiếp hoặc do nghị hội, hành chính hay cả hai chọn.[82]

Mọi huyện đều yêu cầu có bộ tổng vụ, tài chính, phúc lợi, y tế và lao động, còn bộ nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, thương mại và công nghiệp thì tùy ý theo nhu cầu địa phương. Tri sự phụ trách mọi hoạt động do thuế địa phương hay chính phủ trung ương hỗ trợ.[82][88]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chính_phủ_Nhật_Bản http://global.britannica.com/EBchecked/topic/30109... http://www.economist.com/node/21557788 http://www.colorado.edu/cas/tea/becoming-modern/3-... http://scholarship.law.duke.edu/cgi/viewcontent.cg... http://core.ecu.edu/hist/tuckerjo/occupation.htm http://www3.grips.ac.jp/~coslog/activity/01/04/fil... http://www3.grips.ac.jp/~coslog/activity/01/04/fil... http://archive.wul.waseda.ac.jp/kosho/ri05/ri05_01... http://ronbun.apa.co.jp/images/pdf/2009jyusyou_sai... http://www.japantimes.co.jp/cabinet-profiles/